Phương pháp giúp bạn sơ chế rau tươi sạch đúng cách

 Phương pháp giúp bạn sơ chế rau tươi sạch đúng cách

Tránh rửa rau qua loa 

Rau củ mua về lúc nào cũng cần được sơ chế đúng cách. Không những chúng mang nhiều đất cát mà còn có cản hóa chất tồn dư. Vậy làm sao để sơ chế rau tươi sạch đúng cách? Cùng tham khảo nhé.

Những sai lầm khi rửa rau tươi

Tránh rửa rau qua loa 

Tránh rửa rau qua loa 
Tránh rửa rau qua loa

Một số người thường rửa rau qua loa, vài người khác rửa rau quá kỹ. Theo các chuyên gia, nếu bạn rửa rau không đúng cách, thì kể cả bạn rửa rau qua ba nước cũng chưa chắc rau đã sạch. Rau tươi sạch phải được loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật. Ngoài ra, các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… cũng có thể bám trên rau. 

Rau có nguy cơ nhiễm bẩn từ các nguồn khác nhau.

Có thể bạn chưa biết, nhưng các loại rau lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất. Nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do. Nguyên nhân là vì những loại rau này chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella. Những vi khuẩn này có từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá,…. Vì vậy, nguy cơ nhiễm độc từ rau bẩn vẫn hoặc chưa được sơ chế đúng cách vẫn còn. Bạn cần bỏ ngay quan niệm cho rằng rửa rau qua loa, nấu kỹ là được.

Tráng chần rau qua loa 

Tráng chần rau qua loa 

Nhiều người cho rằng chần qua rau là đủ an toàn. Nhưng thực tế, rau được chần qua vẫn còn rất nhiều vi khuẩn. Ngoài ra, biện pháp đó còn làm rau bị bay hơi mất các Vitamin cần thiết giúp phòng ngừa ung thư. Bạn nên chần rau sau khi rửa kỹ đối với một số loại rau chịu nhiệt như là súp lơ, đỗ, rau cần…. Làm nóng ở nhiệt độ cao cũng làm cho thuốc trừ sâu phân giải đấy. 

Tránh ngâm rau tươi sạch trong nước muối quá lâu

Điều này là thói quen thường xuyên của cá bà nội trợ. Các bạn thường quá cẩn thận, quá sạch sẽ đến nỗi ngâm rau trong nước muối qua một ngày rồi mới nấu. Việc làm này tốn thời gian chế biến. Không những thế, nó còn làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất có trong rau củ quả. Các bạn cũng không nên cắt nhỏ rau rồi rửa. Như vậy thì sẽ làm thất thoát một lượng lớn vitamin có trong rau.

Tránh lạm dụng nước dấm để rửa rau

Nhiều người cho rằng nước dấm có tác dụng làm rau tươi sạch hơn bình thường. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng so với nước sinh hoạt (nước máy dùng để uống được) thì dấm không có tác dụng bằng. Thậm chí, dấm còn để lại các chất tồn dư khác trên rau. Không cần dùng dấm, nếu muốn rửa rau, bạn chỉ cần sử dụng một lượng nước uống được để rửa.

Những cách để rửa rau tươi sạch

Những cách để rửa rau tươi sạch

Phần đầu đã nêu ra một số lỗi hay gặp trong quá trình chế biến. Vậy bây giờ phải chế biến rau thế nào để đúng cách? Thực tế, rau ăn được chia làm 4 loại. Chúng gồm lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau. Cần rửa các loại rau này theo những cách khác nhau. Cùng tham khảo nhé!

Rau ăn lá

Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau và ngâm qua nước. Sau đó, bạn mới bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Cách tốt nhất hiện nay để loại bỏ các khuẩn tả trên lá là ngâm rau tươi sạch qua nước. Đầu tiên, bạn phải nhặt lá vàng úa, cắt rễ, rửa sơ đất cát bùn dính vào rau.

Sau đó, ngâm rau quả trong nước sạch khoảng 20 – 30 phút.  Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho một thìa nhỏ muối ngâm trong 5 phút là đủ. Nếu có sẵn, bạn nên ngâm với nước muối loãng, nước pha ít thuốc tím, nước rửa rau quả… Tiếp đến, rửa lại nhiều lần đến khi nước trong. Rửa rau lá dưới vòi nước chảy là tốt nhất bạn nhé. Khi luộc rau lá, nên giở nắp vung ra cho thuốc trừ sâu bay bớt ra ngoài.

Rau ăn quả

Những cách để rửa rau ăn quả tươi sạch

Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá. Tuy nhiên, rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Nguyên nhân là do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách ly thuốc hoặc việc ô nhiễm khi bảo quản. Khi mua quả về, bạn không nên ăn liền theo thói quen lâu này. Hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nilon cho vào tủ lạnh trước đã. Nếu quả đã chín, bạn có thể ăn sau 2 ngày. Lúc này, rau vẫn đảm bảo được độ tươi ngon mà vẫn có thời gian để thuốc phân hủy.

Tương tự như rau lá, các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa dưới vòi nước. Sau đó, bạn phải  ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng bạn nhé. Như vậy sẽ giữ rau tươi và sạch nhất để dùng.

Rau ăn củ

Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn các loại rau trên. Khi chế biến rau củ, , bạn nên rửa sạch vỏ, sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này sẽ giúp bạn hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ trên phần thịt củ đã gọt đấy.

Sử dụng nước máy sạch để rửa rau tươi và sạch 

Đối với các sản phẩm rau dạng củ có bề mặt vỏ ngoài cứng cáp, bạn có thể dùng bàn chải cọ rửa. Tất nhiên, loại bàn chải này phải sạch và được sơ chế qua nước sôi cặn kẽ. Những loại rau củ điển hình hay dùng là cà rốt, khoai tây, dưa hấu, bí. Ngoài ra, bạn phải luôn rửa trái cây trước khi ăn ngay cả đối với những loại không ăn vỏ. Điển hình trong số này là  bí, dưa hấu, cam. Nguyên nhân là vi khuẩn trên bề mặt bên ngoài có thể sẽ bị dính vào phần ruột ở bên trong khi chúng ta cắt vỏ.

Rau ăn hoa 

Đây là loại rau được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Bạn chỉ cần rửa hoa dưới vòi nước sạch là được.

Trong giai đoạn dịch nguy hiểm lan tràn hiện nay, tốt nhất là nên ăn chín, nấu sôi. Những vi khuẩn và hóa chất trên rau khó thấy rõ bằng mắt mà phải kiểm tra bằng các thiết bị kỹ thuật cao. Cách chọn rau tươi sạch nhất là nên mua rau của quả ở những nơi cung cấp uy tín. Hàng hóa đã được tuyển lựa trước như trong siêu thị bạn nhé. Nên chọn thực phẩm tươi mới, không bị dập nát để đảm bảo dinh dưỡng. Bạn có thể cân nhắc mua rau ở coopmart hay vinmart để đảm bảo rau tươi sạch nhé. Chúc các bạn có những bữa ăn an toàn đầy dinh dưỡng.