3 lưu ý về cách chế biến thực phẩm dinh dưỡng giữ được trọn chất

 3 lưu ý về cách chế biến thực phẩm dinh dưỡng giữ được trọn chất

Cách rửa rau để thực phẩm sạch, vẫn giữ được dinh dưỡng

Với một số nguyên liệu đơn giản, liệu bạn đã chế biến đúng cách để giữ được trọn vẹn các thực phẩm dinh dưỡng trong món ăn. Cùng xem những điều cần lưu ý khi chế biến nhé!

Cách chế biến thực phẩm dinh dưỡng: 

Mỗi loại thực phẩm khác nhau đều có cách xử lý, chế biến khác nhau tùy theo khẩu vị của người dùng. Nhưng, các món ăn đều được khuyên sử dụng tươi sống, hấp để giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể. Các cách còn lại như luộc, hầm, nướng,… có thể làm mất chất hay thậm chí biến chất, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng. 

Đọc thêm: Lời khuyên của bác sĩ khi chế biến thức ăn

Nguyên tắc để giữ thực phẩm dinh dưỡng ngon chuẩn vị 

1. Cách hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng 

  • Hạn chế lượng nước khi chế biến: 

Sử dụng quá nhiều nước khiến chất dinh dưỡng dễ mất đi khi bị hòa tan trong quá tình hầm, nấu xương.

  • Giảm thời gian nấu:

Nhiều vitamin rất nhạy cảm với nhiệt và dễ bị phân hủy trong quá trình nấu. Điều này dẫn đến chất dinh dưỡng dễ bị thất thoát. Vì vậy, để đảm bảo thực phẩm giữ nguyên vị, thời gian nấu cần được canh chuẩn xác nhất có thể. 

  • Giảm diện tích tiếp xúc giữa bề mặt thực phẩm với không khí:

Một số thực phẩm vẫn giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn khi được cắt thành miếng nhỏ. Đồng thời, nghiền và xay nhỏ thức ăn sau khi nấu chín là điều không nên làm để tránh làm mất chất dinh dưỡng cho món ăn. 

2. Chọn lọc cách chế biến theo nhóm thực phẩm: 

  • Đối với nhóm thực phẩm dinh dưỡng giàu đạm:

Phương pháp rán, nướng ở nhiệt độ cao làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn. Bởi vì, ở nhiệt độ cao, protein sẽ hình thành nên liên kết gây khó hấp thụ. Do đó, các thực phẩm dinh dưỡng như thịt, cá, trứng đều sử dụng nhiệt độ từ 70 tới 100 độ giúp nấu chín và diệt khuẩn trong thức ăn. 

  • Đối với nhóm thực phẩm dinh dưỡng giàu chất béo:

Ở nhiệt độ cao, các axit béo không nó sẽ bị oxy hóa làm mất tác dụng. Các liên kết đôi trong các axit béo này bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian. Một số chất có thể gây hại tới sức khỏe người dùng như peroxit aldehyt, aldehyt,.. Vì vậy, hạn chế sử dụng lại dầu, mỡ đã qua sử dụng ở nhiệt độ cao. 

  • Đối với nhóm vitamin:

Các vitamin bị tác động bởi nhiệt, còn khoáng chất thì không bị tác động Bởi vậy, sau chế biến, hàm lượng vitamin còn lại sau chế biến sẽ khác với thực phẩm còn sống. Do đó, hạn chế nấu quá lâu để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng còn trong thực phẩm. 

3. Đảm bảo an toàn thực phẩm:

  • Người mua nên chọn những địa điểm uy tín để đảm bảo chất lượng thức ăn được đảm bảo. 
Cách rửa rau để thực phẩm sạch, vẫn giữ được dinh dưỡng

Điều cần lưu ý trước và sau chế biến thực phẩm

  • Tất cả các khâu trong quy trình chế biến cần đảm bảo theo nguyên tắc sau:

Nguyên liệu sạch không để lẫn nguyên liệu bẩn, các nguyên liệu khác nhau (thịt, cá, rau…) cũng không được để lẫn với nhau.

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

Cần đảm bảo để giữ sức khỏe cho người dùng. Khử khuẩn, vệ sinh liên tục các dụng cụ nấu ăn. Đảm bảo thực phẩm được rửa sạch, để ráo trước khi chế biến. 

  • Bảo quản an toàn:

Cần thực hiện bảo quản đúng cách để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. 

Ngoài ra, hãy đoc thêm bài viết này nếu bạn cần tìm thực đơn ngon, bổ cho mẹ bầu nhé: Thực phẩm dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu nên cần gì?