Lưu ý khi chế biến để giữ cho thực phẩm dinh dưỡng trọn vẹn

 Lưu ý khi chế biến để giữ cho thực phẩm dinh dưỡng trọn vẹn

Ngày nay, khi các vấn đề về dinh dưỡng trong thực phẩm được chú trọng. Người dân, đặc biệt là người đi chợ cho bữa cơm gia đình thường có kiến thức về thực phẩm dinh dưỡng. Tuy nhiên chỉ lưu ý cách lựa chọn thôi chưa đủ. Bạn cần phải có kiến thức trong chế biến để giữ cho thực phẩm không bị hao hụt dinh dưỡng. Đặc biệt, trong quá trình chế biến không tạo ra các chất bất lợi cho sức khỏe. Với những loại thực phẩm sử dụng thường xuyên hàng ngày lại càng cần phải chú ý chế biến.

Việc lựa chọn thực phẩm phải chú ý tới tính tươi, ngon.

Bảo quản thực phẩm dinh dưỡng đúng cách

Nướng và rang sao cho đảm bảo thực phẩm dinh dưỡng trọn vẹn nhất: 

Đây là phương pháp dùng nhiệt làm chín thức ăn. Do đó tốt nhất nên sử dụng lò nướng để có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại thực phẩm.

Rán/chiên: Đây là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao và dầu/mỡ sôi để làm chín thức ăn. Phương pháp này thường làm thực phẩm mất chất dinh dưỡng nhiều nhất. Ngoài ra, nếu sử dụng dầu/mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần còn sản sinh độc tố, có hại cho sức khỏe.  

Tham khảo: 11 loại thực phẩm dinh dưỡng bạn nên có trong bữa ăn

Ăn sống, trộn salad:

Phương pháp này được các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng khuyên nên thường xuyên sử dụng. Vì nó giúp cho việc giữ thực phẩm dinh dưỡng trọn vẹn nhất. Tuy nhiên không phải món nào và ai cũng có thể hợp khẩu vị cho món ăn không chế biến. Nên nó sẽ được đưa vào lựa chọn ưu tiên chứ không thể thay thế hoàn toàn. Ngoài ra, với các món ăn này  cũng chỉ thực hiện được với loại thực phẩm thực sự tươi ngon. Thực phẩm sạch, rõ ràng nguồn gốc thì mới đảm bảo sức khỏe. Với phương pháp này thì cần lưu ý quá trình sơ chế. Chỉ sơ chế, rửa sạch ngay trước khi ăn để đảm bảo không bị mất chất. 

See the source image
Đây là phương pháp dễ áp dụng cho dân eat clean

Hấp:

Cùng với ăn sống và salad thì đây cũng được coi là một trong những cách được khuyên dùng. Cần lưu ý đảm bảo đủ nhiệt và thời gian cho thực phẩm chín vừa. Không nên để quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng do tác động của nhiệt độ cao. Ngoài ra, cũng nên ăn ngay khi các món ăn vừa nấu xong.

Hấp là một trong những cách giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn.

Luộc và hầm:

Chúng ta thường sử dụng phương pháp này hàng ngày, nhất là với nhóm rau, củ, quả. Nhưng thực phẩm  đến mấy vẫn bị mất nhiều chất khi chế biến theo cách này. Nước sẽ làm hòa tan vitamin (đặc biệt là vitamin B, vitamin C) và một số khoáng chất. Nên dùng nồi nấu chậm, nồi áp suất để hầm vì 2 loại nồi này giúp giữ được dinh dưỡng tối đa.

Để giảm thiểu mất chất, hãy giảm bớt lượng nước, rút ngắn thời gian nấu, không để nhiệt độ quá cao. Đồng thời tận dụng toàn bộ phần nước luộc/hầm để ăn hoặc chế biến món ăn. Các chất khoáng (canxi, photpho, kali, magie…) trong quá trình nấu có các biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước. Vì vậy, khi ăn, nên ăn cả cái lẫn nước mới tốt cho sức khỏe.Thậm chí nhiều món ăn, sau khi hầm, luộc có thể chỉ cần ăn phần nước là đã tận dụng được thực phẩm dinh dưỡng. Nhớ những lưu ý này của Muachuanaungon nha!