Câu chuyện thú vị về gia vị – thực phẩm dinh dưỡng trên thế giới (phần 1)

 Câu chuyện thú vị về gia vị – thực phẩm dinh dưỡng trên thế giới (phần 1)

Gia vị được định nghĩa là các loại thực phẩm dinh dưỡng, thực vật có chứa tinh dầu tạo mùi thơm cho thêm vào món ăn. Sự kết hợp của các gia vị trong một món ăn nhằm kích thích vị giác cho người dùng. Các món ăn không chỉ hấp dẫn thực khách nhờ vẻ ngoài bắt mắt. Mà còn thể hiện nét đặc trưng vùng miền. Tạo nên sự đa dạng và phong phú trong nền ẩm thực thế giới.

Các loại gia vị khi kết hợp với nhóm thực phẩm dinh dưỡng chính và cách chế biến, không chỉ mang lại điểm nhấn cho món ăn mà còn ẩn chứa những tác dụng đến sức khỏe của người sử dụng. Bởi vì thế, việc sử dụng các loại gia vị thích hợp cho món ăn sẽ phản ánh sự khéo léo, tinh tế của người đầu bếp.

Sự phong phú và đa dạng trong gia vị

Mỗi gia vị là một màu sắc. Một hương vị đi kèm phương pháp kết hợp hợp lí và khéo léo. Góp phần vào bức tranh muôn màu của bản đồ ẩm thực. Sự phong phú và đa dạng của gia vị đã góp phần vô cùng quan trọng trong món ăn. 

Dựa vào tính chất của nhóm gia vị, chúng ta có thể phân loại như sau:

– Gia vị mặn: gồm có muối, xì dầu, mắm tôm, nước tương… Những gia vị mặn đều chứa hàm lượng đạm đáng kể. Được ghi chú hàm lượng cụ thể trên từng sản phẩm đẻ người tiêu dùng có thể cân nhắc lựa chọn tùy theo sở thích cá nhân.

– Gia vị ngọt: đường, mật ong, mạch nha… Thành phần chủ yếu trong các loại gia vị ngọt là các loại đường, bao gồm nhiều loại khác như đường mía, mật ong, đường tinh luyện.. 

– Gia vị chua: dấm, chanh, khế, dọc, sấu, me… các gia vị này chứa axit hữu cơ. Vị chua có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng và kích thích hoạt động của dạ dày.

– Gia vị đắng: vỏ chanh, vỏ quýt, nước hàng… Vị đắng xuất nguồn từ tinh dầu có trong các loại vỏ trái cây. Vị đắng có tác dụng tạo cảm giác ngon miệng cho người ăn hoặc có tác dụng khử tanh cho nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng.

Câu chuyện thú vị về gia vị - thực phẩm dinh dưỡng trên thế giới (phần 1)

– Gia vị cay: ớt, hạt tiêu, gừng… hương vị cũng giúp kích thích vị giác, giúp món ăn hấp dẫn hơn. Nhưng lại rất dễ gây nên các vấn đề về dạ dày, cũng tương tự vị chua, nếu sử dụng quá nhiều. Hơn nữa, vị cay có khả năng lấn át những mùi vị không thích hợp.

– Gia vị thơm: Hành, tỏi, rau mùi, rau thơm ,thì là, …

– Gia vị hỗn hợp được tinh chế: bột cà ri, dầu hào, bột húng lìu, ngũ vị hương, sa tế, tương cải….

Hoặc chúng ta có thể phân loại dựa trên yếu tố hình dạng của chúng. Gồm tinh thể, dạng lỏng, bột, hạt… Hơn nữa, phụ thuộc vào nguồn gốc cấu thành, có thể phân loại gia vị thành 4 nhóm chính:

Gia vị có nguồn gốc từ thực vật

Các loại lá tạo mùi thơm đặc biệt cho thực phẩm dinh dưỡng thêm hấp dẫn như: bạc hà, húng quế, cần tây, nguyệt quế, hành lá, rau răm, kinh giới, rau mùi, hành boa rô, hương thảo, lá dứa…

Các loại quả: ớt, khế chua, quả me, chanh,…

Hạt và củ: hạt tiêu, hạt ngò, hạt dổi… củ riềng, nghệ, củ kiệu, gừng, tòi…

Thực vật khác: nước dừa, nước cốt dừa…

Gia vị đã qua phối trộn nhiều nguyên liệu lại với nhau. Như tương ớt, thính, dầu thực vật, bơ thực vật, mù tạt, ngũ vị hương, bột cà ri,…

Thảo mộc, thuốc dùng trong đông y. Như Táo tàu, sa nhân, sâm, quế, sa nhân, kỷ tử, bột dành dành, cam thảo, đinh hương…

Gia vị có nguồn gốc từ động vật

Không thể không nhắc đến các loại mắm. Như mắm làm từ cá, tôm, cua, cáy, rươi, tép,…

Nước mắm phổ biến làm từ cá như cá cơm, cá thu, cá nục, cá đối, cá chẽm v.v.
Các loại gia vị có chứa tinh dầu: tinh dầu long diên hương, cà cuống, túi mật của một số động vật, mỡ lợn, dầu hào.

Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa động vật, các loại bơ và kem béo.

Một số gia vị tạo độ ngọt được lấy từ thịt động vật như tôm khô, khô mực, sá sùng,…

Gia vị lên men vi sinh

Một số loại gia vị lên men vi sinh thông dụng khác như:  giấm thanh, chao, mẻ, rượu nếp, rượu vang, nước tương,…

Gia vị có nguồn gốc vô cơ

Gia vị vô có có kết cấu đa phần từ acid citric. Nhằm tạo vị, đặc trưng như: muốn ăn, mì chín, đường, bột canh…

Tham khảo thêm các thông tin khác tại đây nha.