Những điều bạn nên biết về nước ép rau sạch

 Những điều bạn nên biết về nước ép rau sạch

Các loại nước ép sau rạch sẽ tích hợp được nhiều chất dinh dưỡng. Chúng giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ giảm cân và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, đây là loại nước ép được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, nó cũng có những nhược điểm cần phải lưu ý. Sau đây là những điều bạn nên biết về nước ép rau sạch để có thể tận dụng những lợi ích của nó.

Các loại rau sạch phổ biến dùng để làm nước ép

Công thức để chế biến nước ép không giới hạn về các loại rau. Nhưng chúng ta có thể thấy các loại được sử dụng phổ biến: cần tây, cải bó xôi,… Nước ép từ rau thường sẽ có vị đắng. Do đó chúng ta cần trái cây để làm ngọt và cho món nước được ngon miệng hơn. Các loại trái cây được chọn để kết hợp chung thường là: táo, chanh, cam, bưởi, kiwi. 

Các lợi ích của nước ép rau sạch 

Uống nước ép rau thường xuyên có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả và đảm bảo an toàn. Vì loại nước ép này có ít calo, chứa hàm lượng vitamin, enzyme và khoáng chất hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa.

Nước ép rau sạch cung cấp một lượng lớn nước cho cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thải các độc tố ra ngoài bằng nước tiểu. Cơ thể nhờ đó mà cũng được được thanh lọc. Một số rau củ có chứa nhiều vitamin A, C, E, K có tác dụng tổng hợp collagen, ức chế melanin – thủ phạm khiến da bị nám. Vì vậy, mà nước ép rau sạch còn có thể giúp làm đẹp da. 

Kết hợp với một chế độ ăn và nghỉ ngơi lành mạnh. Sử dụng nước ép rau sạch còn có thể hỗ trợ trị bệnh đau dạ dày. Các loại rau như bắp cải, cần tây, bí đỏ có chứa các chất chống viêm cho đường tiêu hóa. Đặc biệt là nước ép cần tây có tính kháng viêm cao, xoa dịu các cơn co thắt của dạ dày. Còn nhờ tính kiềm hóa tốt, loại nước ép này có thể hạn chế được trào ngược axit dạ dày.

Những nhược điểm của nước ép rau sạch

Dù bổ dưỡng như vậy, nhưng nếu sử dụng nước ép rau xanh sai cách, sức khỏe bạn vẫn có thể hứng chịu những hậu quả xấu.

Nước ép thường loại bỏ gần như hết chất xơ có trong rau và trái cây. Trong khi đó, chất xơ lại là chất trợ sức cho tim mạch bằng cách kiểm soát huyết áp, đường huyết, cholesterol. Vì vậy, nước ép không thể làm thực phẩm thay thế hoàn toàn rau sạch và trái cây hằng ngày. Bạn nên dùng nó như một nguồn bổ sung chất dinh dưỡng song song. 

Hạn chế kể đến tiếp theo đó chính là gây hại cho thận. Rau xanh thường chứa nhiều axit axalic hoặc oxalat. Tiêu thụ lượng oxalat từ rau trong chế độ ăn cân bằng mỗi ngày thường không gây hại có sức khỏe. Tuy nhiên, các loại rau xanh khi ép nước lại giàu chất này. Tiêu thụ quá nhiều oxalat có thể dẫn đến các tác động không tốt cho thận. Nặng hơn là có thể gây nên sỏi thận, thậm chí là suy thận.

Sử dụng nước ép rau đúng cách

nuoc-ep-tu-rau-sach

Để có thể bổ sung đa dang chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn có thể kết hợp nhiều loại rau và trái cây với nhau.

Tỉ lệ ép rau với trái cây thường là 80/20. Nhưng nếu bạn là người mới sử dụng loại nước ép này, bạn nên làm quen mùi vị bằng cách ép rau theo tỷ lệ tăng dần. Dù vậy, tỉ lệ rau trong nước ép nên ít là 50%.

Thời gian lý tưởng để sử dụng nước ép là sau bữa ăn 2 – 4 tiếng. Nên bảo quản nước ép ở nhiệt độ mát. Sử dụng ngay sau khi ép để tránh nước ép bị oxi hóa, mất đi giá trị dinh dưỡng.