Hiểu đúng giá trị dinh dưỡng của những loại mì gói ngon nức mũi

 Hiểu đúng giá trị dinh dưỡng của những loại mì gói ngon nức mũi

Vấn đề dinh dưỡng của mì ăn liền hiện có nhiều cách suy nghĩ và nhìn nhận khác nhau. Để tìm ra câu trả lời chính xác, bạn cần nhìn nhận vấn đề theo một góc nhìn “hai chiều”. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về những giá trị dinh dưỡng của những bữa ăn mì gói ngon hằng ngày.

Sơ lược về mì gói ngon

Hãy cùng trao đổi với chúng tôi về việc mì ăn liền có giá trị dinh dưỡng thế nào. PGS.TS Lê Bạch Mai – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này. Theo bà, mì ăn liền cung cấp cho cơ thể năng lượng, chất bột đường, protein và chất béo. Nguyên tắc đầu tiên của dinh dưỡng hợp lý là đa dạng hóa bữa ăn. Tức là bạn phải có sự kết hợp của nhiều loại thực phẩm trong 1 bữa ăn. Ngay cả một thực phẩm dù rất giàu dinh dưỡng mà sử dụng quá mức, không đúng cách cũng có thể gây những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe.

Hiện nay, mì ăn liền của các nhà sản xuất ở Việt Nam mà đã được cấp phép lưu thông trên thị trường. Tức là các sản phẩm này đều phải đảm bảo tuân thủ các quy định về nguồn gốc xuất xứ. Những yếu tố về thành phần nguyên liệu và phụ gia sử dụng, hàm lượng cho phép… cũng phải tuân theo đúng pháp luật Việt Nam. Tất cả các sản phẩm đều có công bố chất lượng. Ngoài ra, sản phẩm còn được cơ quan quản lý có thẩm quyền xác nhận. Tất cả phải đạt được “Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm”.

Thực hư chuyện ăn mì gói ngon nhưng không có giá trị dinh dưỡng

Theo GS, hàng ngày, mỗi người đều có nhu cầu về các chất dinh dưỡng khác nhau. Những chất dinh dưỡng này gồm năng lượng, chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin, khoáng chất và nước. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau. Thành phần dinh dưỡng phụ thuộc vào tuổi, giới tính. Ngoài ra, tình trạng sinh lý và mức lao động cũng cần được cân nhắc. Bữa ăn hàng ngày giúp cung cấp năng lượng cũng như các dưỡng chất khác cho cơ thể. Những chất này đến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Mì ăn liền được xếp vào nhóm lương thực vì có thành phần chính là bột lúa mì. Mì ăn liền chủ yếu cung cấp chất bột đường và năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, mì còn chứa một lượng chất đạm, chất béo. Hàm lượng của các thành phần dinh dưỡng này đểu thể hiện rõ trên bao bì. Một số sản phẩm mì ăn liền còn có thêm nguyên liệu khác. Điển hình là trứng, tôm, thịt gà, thịt heo… Những gói mì ăn liền của các thương hiệu Omachi, Chin-Su còn có gói thịt bò, thịt gà kèm theo. Trung bình, một gói mì ăn liền (70-80g) sẽ cung cấp cho cơ thể đến khoảng 320-350 kcal. Các chất dinh dưỡng từ mì ăn liền góp phần nào vào việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Thực hư chuyện mì ăn liền gây ung thư?

Về vấn đề ung thư thì không phải do mì gói mà thực chất có nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân là chế độ dinh dưỡng là không hợp lý. Ví dụ như ăn quá mặn, ăn thực phẩm không an toàn hoặc thiếu chất xơ, ít chất chống oxy hóa, ít rau, quả. Việc sử dụng chất béo không hợp lý, tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ… cũng có thể là nguyên nhân. Điều này vốn đã được khoa học chứng minh. Như vậy, không chỉ khi ăn mì ăn liền mà ăn các thực phẩm khác cũng cần đảm bảo an toàn thực phẩm. Tần suất sử dụng các loại thực phẩm phải phù hợp. Bạn phải luôn biết phối hợp nhiều thực phẩm để đảm bảo cho bữa ăn đa dạng. Các thành phần dinh dưỡng cũng phải được cân đối.

Ăn ngon nhưng dễ bị nóng trong người và nổi mụn?

Thực tế, nếu ăn quá nhiều mì gói thì có thể dẫn tới hiện trạng này. Các chất dinh dưỡng (protein, glucid, lipid…) được cung cấp vào cơ thể nên điều chỉnh cho vừa đủ. Liều lượng phải phù hợp với nhu cầu của từng người. Như vậy mới giúp đảm bảo cho các hoạt động và chuyển hóa mỗi ngày. Bất kỳ thực phẩm nào nếu sử dụng thường xuyên mà không kết hợp với cung cấp các thực phẩm khác thì cũng có thể gây hại.

Khi ăn mì nhiều, bạn nên kết hợp với rau xanh, quả chín, thực phẩm giàu chất đạm… Như vậy sẽ đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn. Cơ thể sẽ được cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng, chất xơ, chất đạm… Nếu ngày nào cũng chỉ ăn mì không, tất nhiên cơ thể mệt mỏi, táo bón, thiếu nước. Từ đó, bạn sẽ chịu cảm giác “nóng trong người và nổi mụn”. 

Người dùng có thể chế biến mì ăn liền cùng các loại rau xanh, củ quả, thực phẩm giàu chất đạm. Như vậy mới đảm bảo cân bằng đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Tùy theo loại mì ăn liền và khẩu vị, ta có thể thêm chút gia vị. Bạn có thể thêm vào chanh, ớt, tiêu, hành, rau thơm; thêm rau củ quả như cải xanh, rau muống, xà lách, cải xoong…. Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể nấu tôm, mực, thịt heo, thịt bò, trứng gà… Khi pha mì, cần chú ý cho vừa đủ lượng nước với nhiệt độ thích hợp. Nấu mì trong vừa đủ thời gian để mì chín (thường khoảng 3-5 phút). Nên tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để sợi mì vừa ăn và nước nấu mì không quá mặn hoặc quá lạt.

Tóm lại, ăn mì gói đúng cách, kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau thì sẽ đảm bảo an toàn. Bạn có thể vừa thường thức mì gói ngon nức mũi vừa có đầy đủ và cân đối về dinh dưỡng. 

Tham khảo thêm các thông tin khác tại đây nha.